Biện pháp PCCC cho doanh nghiệp nhỏ

Mục Lục
PCCC là biện pháp hạn chế tối đa các mức nguy cơ cháy nổ tại nhà xưởng, cơ quan, nhà ở, để ứng phó kịp thời cứu hộ, bảo vệ người và tài sản. Đặc biệt là phòng chống cháy nổ một cách hiệu quả để làm giảm tối đa thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Những biện pháp PCCC đối với doanh nghiệp
31/7/2014, chính phủ nhà nước đã ban hành nghị định số 79/2014/ND-CP quy định thi hình một số điều luật của PCCC đã sửa đổi và bổ sung một số điều luật PCCC

Vì vậy, để thực hiện tốt các yêu cầu PCCC cho đúng quy định pháp luật và tránh bị xử phạt. Các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh cần xác định xem mình có thuộc diện quản lý về an toàn PCCC hay có nguy hiểm về cháy nổ hay không. Nếu có các doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
Doanh nghiệp thuộc diện quản lý về PCCC | Doanh nghiệp có nguy hiểm về cháy, nổ | |
Loại hình doanh nghiệp |
Là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập khác.
|
Là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. |
Thiết kế nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. | Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng Nội quy an toàn về PCCC và Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC. |
Đào tạo và thực tập phương án PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng và thực tập phương PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCCC. | Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy đó. |
Thành lập lực lượng PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc thành lập lực lượng PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. | Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có lực lượng PCCC cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ cho cơ sở. |
Kiểm định phương tiện PCCC | Phương tiện PCCC gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc PCCC, cứu người, cứu tài sản phải được kiểm định.
|
|
Kiểm tra an toàn về PCCC | Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về PCCC sẽ quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình. | |
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC | Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC thì phải đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện PCCC. |
|
Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng | Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. | |
Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy | Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. |
Biện pháp phòng cháy chữa cháy trong các doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh thì các biện pháp PCCC chủ yếu là
- Tạo ra môi trường không cháy và kho bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị…từ dễ cháy, nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
- Ngăn chặn triệt để các nguồn gây cháy, quản lý chặt chẽ, quản lý chặt nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong sinh hoạt.
- Cách ly các chất, chất dẫn cháy, các thiết bị có nguy cơ cháy nổ cao ra khỏi nguồn cháy, nguồn nhiệt, nguồn điện áp cao
- Hạn chế khu vực có nguy cơ cháy nổ, quản lý chặt chẽ các biện pháp PCCC tại các khu vực này
- Sử dụng phương tiện và các biện pháp PCCC
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động
Giải quyết khi có sự cố cháy như thế nào?
Khi có hỏa hoạn thì cần tiền hành khẩn trương kiểm tra các công việc sau:
- Thông báo cháy (còi báo động hoặc tri hô)
- Ngắt điện toàn khu vực
- Tổ chức cứu nạn người trong khu vực cháy và di dời tài sản
- Sử dụng các phương pháp chữa cháy tại chỗ
- Gọi điện cho đội chữa cháy 114 và thông báo với đơn vị chữa cháy gần nhất
- Bảo vệ tài sản ngăn ngừa kẻ xấu lợi dụng đám đông để trộm cắp tài sản
- Hường dẫn vị trí nguồn nước chữa cháy gần nhất cho đội chữa cháy chuyên nghiệp
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi chữa cháy để giảm thiệt hại thấp nhất
- Bảo vệ hiện trường sau khi hoàn thành công tác chữa cháy
Khi có cháy cần tiến hành khẩn cấp kiểm tra:
- Sử dụng còi báo hoặc tri hô khi có cháy
- Ngắt điện trên toàn khu vực
- Tổ chức cứu người trong khu vực cháy và di dời toàn bộ tài sản
- Sử dụng phương pháp PCCC tại chỗ
- Gọi ngay 114 và thông báo đơn vị chữa cháy gần nhất
- Bảo vệ tài sản khỏi kẻ xấu khi có cháy
- Hướng dẫn vị trí nguồn nước gần nhất cho đội chữa cháy
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để giảm thiểu thiệt hại gây ra nhiều nhất
- Bảo vệ hiện trường khi hoàn thành công tác chữa cháy