Hiệu lực hồi tố là gì? Hiệu lực hồi tố được áp dụng trong trường hợp nào?

Hiệu lực hồi tố là một trong những khái niệm không nhiều người có thể hiểu được khi nói đến những vấn đề pháp luật. Để biết rõ hơn về hiệu lực hồi tố là gì? thì hãy cùng Blog Luật Việt tìm hiểu qua phần nội dung chính của bài viết.
Hiệu lực hồi tố là gì?
Hiệu lực hồi tố là hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được xem là đã phạm tội trước khi văn bản quy phạm pháp luật hình sự đó có hiệu lực thi hành.
Đây được xem là dạng trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật hình sự, hiệu lực hồi tố chỉ có thể áp dụng với các văn bản pháp luật hình sự. Nó được xem là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn, không gian và các chủ thể pháp luật nhất định.
Hiệu lực hồi tố được áp dụng như thế nào?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại Nghị quyết 103/2015/QH13, hiệu lực hồi tố được áp dụng như sau:
- Đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 1/7/2016, nhưng kể từ ngày 1/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm để giải quyết
- Đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án thụ lý trước ngày 1/7/2016, nhưng kể từ ngày 1/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.
- Đối với các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 1/7/2016 nhưng kể từ ngày 1/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.
- Đối với các vụ việc hôn nhân gia đình được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 1/7/2016, Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết.
- Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 1/7/2016 mà kể từ ngày 1/7/2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường.
Trường hợp nào không áp dụng hiệu lực hồi tố?
Tại khoản 2 Điều 152 của Bộ luật tố tụng dân sự ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không áp dụng hiệu lực hồi tố trong những trường hợp sau:
- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự có quy định riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì áp dụng hiệu lực hồi tố:
-
Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
-
Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Vừa rồi là phần giải đáp thắc mắc về hiệu lực hồi tố là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề liên quan đến luật hình sự.