Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất

Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện hành là văn bản luật mang số 16/1999/QH10, được ban hành vào ngày 21/12/1999. Sau đây hãy cùng Blog luật Việt tìm hiểu về Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam nhé.
LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;
- Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam2
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định. Điều 2. Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.
Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.
- Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Sĩ quan dự bị.
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan
- Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này.
- Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Bạn có thể xem chi tiết luật ở dưới đây:
Trên đây là Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất hiện nay. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Tham khảo thêm:
Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014